Share:

Cửa, phòng chính, bếp” và lục sự “cửa, lối đi, bếp, giếng, hố, nhà vệ sinh” trong “Dương trạch tam yếu” đều coi cổng nhà là yếu tố đầu tiên, cổng là lối vào của sinh khí, là bộ mặt của ngôi nhà, đồng thời cũng là tấm bình phong phân chia không gian trong và ngoài.

Theo quan điểm trong thuyết Ngũ hành, việc chọn hình dáng, màu sắc và vật liệu làm cổng cũng cần xem xét sao cho hợp với ngũ hành trong phong thủy, cung mệnh của gia chủ.

Mở cổng nhà nâng cao vận khí cho ngôi nhà

Nếu trước nhà có bãi đất rộng gọi là minh đường thì nên mở cổng ở giữa.

Trong thuật phong thủy nhà ở có câu: “Đóng cổng là núi sâu”. Cổng nhà là nơi để nội khí và ngoại khí lưu động. Vì nội khí và ngoại khí không thể lưu động qua bức tường nhà kiên cố, mà lưu động qua cổng lại dễ hơn rất nhiều, cổng bên ngoài ảnh hưởng đến ngoại khí, còn cổng bên trong thì ảnh hưởng đến nội khí.

1. Hướng cổng nhà kỵ theo Ngũ hành

Người mệnh Hỏa không nên mở cổng hướng Bắc. Theo phong thủy, hướng Bắc thuộc hành Thủy, Thủy khắc Hỏa, gây nhiều bất lợi cho người trong nhà.

Người mệnh Kim không nên mở cổng hướng Nam. Vì phong thủy quan niệm hướng Nam thuộc Hỏa, Hỏa khắc Kim, gây nhiều bất lợi cho người trong nhà.

Người mệnh Thủy không nên mở cổng hướng Đông Bắc, Tây Nam vì hai hướng này thuộc Thổ. Thổ khắc Thủy cũng rất xấu nếu mở 2 hướng này.

Người mệnh Mộc không nên mở cổng về phía Tây Bắc, Tây. Hai hướng này thuộc Kim, Kim khắc Mộc cũng rất xấu nếu mở 2 hướng này.

Người mệnh Thổ không nên mở cổng hướng Đông Nam, Đông. Hai hướng này trong thuật phong thủy, xem tử vi thuộc Mộc, Mộc khắc Thổ cũng không nên.

Theo quan niệm của bát quái, cổng nên mở để đón dòng nước đến bởi nước được coi như tài vận đến.

Vì thế, bạn hãy xem xét hình dáng đường xung quanh nhà. Nếu đường bên trái nhà dài hơn đường bên phải thì mở cổng bên phải, “Bạch Hổ nghênh thủy” sẽ gặp nhiều tài lộc.

2. Mở cổng nhà đón vượng khí cho gia đình

Việc chọn hình dáng, màu sắc và vật liệu làm cổng cũng cần xem xét sao cho hợp với ngũ hành, cung mệnh của gia chủ. Nếu đường bên phải nhà dài hơn đường bên trái thì bên phải là hướng thủy đến, bên trái là hướng thủy đi, nên mở cổng bên trái, “Thanh long nghênh thủy” sẽ giúp ngôi nhà có nhiều vận khí tốt.

Nếu trước nhà có bãi đất rộng gọi là minh đường thì bạn nên mở cổng ở giữa. Nếu phía trước không có minh đường thì mở cổng bên trái, vì bên trái là vị trí của Thanh long, Thanh long là cát. Còn bên phải là Bạch hổ, Bạch hổ thường ở vị trí hung, do đó cho rằng mở cổng bên phải là không tốt.

Mở cổng Bắc là cổng Huyền vũ lại càng không tốt, ở nước ngoài gọi đó là cửa quỷ, nghĩa là “thua trận”, do vậy khi mở cửa Bắc phải hết sức cẩn thận, tuy nhiên cũng tuỳ theo tình hình thực tế mà luận bàn.

Có nhiều người quan niệm chỉ cần xem ngày chọn hướng nhà còn hướng cửa thì không quan trọng. Đây là quan niệm không đúng. Bởi vì trong phong thủy mỗi chi tiết của ngôi nhà đều mang một yếu tố riêng của nó.

Cách bố trí cổng của ngôi nhà cũng rất quan trọng vì nó giúp che chắn bảo vệ ngôi nhà với các trường khí xấu bên ngoài. Hướng cổng cũng cần bố trí đúng hướng của gia chủ. Việc bố trí cổng tránh ngã ba đường, tránh dẫn lỗi trục xung với cửa chính.

Việc chọn hình dáng, màu sắc và vật liệu làm cổng cũng cần xem xét sao cho hợp với ngũ hành, cung mệnh của gia chủ.

3. Hướng cổng nhà theo mệnh Đông tứ trạch hay Tây tứ trạch

1. Chấn trạch toạ phía Đông, cổng phía Tây.

2. Tốn trạch toạ phía Đông Nam, cổng phía Tây Bắc.

3. Ly trạch toạ phía Nam, cổng phía Bắc.

4. Khôn trạch toạ phía Tây Nam, cổng phía Đông Bắc.

5. Đoài trạch toạ phía Tây, cổng phía Đông.

6. Càn trạch toạ phía Tây Bắc, cổng phía Đông Nam.

7. Khảm trạch toạ phía Bắc, cổng phía Nam.

8. Cấn trạch toạ phía Đông Bắc, cổng phía Tây Nam.

Trong đó: Chấn, Ly, Tốn, Khảm là Đông tứ trạch. Càn, Đoài, cấn, Khôn là Tây tứ trạch.

theo:lichvansu

Share:

Thiết kế liên quan