Share:

Nhôm hệ từ lâu đã được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng nhờ các tính năng ưu việt. Thế nhưng trong vài năm gần đây; sự tràn vào ồ ạt của một số loại nhôm hệ nước ngoài kém chất lượng; trong đó nhiều nhất là nhôm Trung Quốc đã khiến thị trường nhôm hệ Việt rơi vào tình cảnh hỗn loạn.

Nhôm hệ Trung Quốc – gã khổng lồ không được kiểm soát

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã khiến không ít quốc gia phải lao đao; trong đó có cả Trung Quốc khi ngành xuất khẩu của nước này bị tụt giảm mạnh. Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc đã nhanh chóng đề ra kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng ồ ạt. Chẳng mấy chốc, quốc gia đông dân nhất thế giới này đã trở thành một “công xưởng khổng lồ”; nhờ vào gói hỗ trợ tài chính lên đến 586 tỷ USD.

Cùng với than đá, thép, hóa chất, lọc dầu ngành sản xuất nhôm hệ tại Trung Quốc đã có giai đoạn bùng nổ chưa từng có. Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Kim loại màu Trung Quốc; chỉ trong vòng 3 năm (từ năm 2011 đến năm 2014); tổng sản lượng nhôm Trung Quốc đã tăng đột biến từ 5,7 triệu tấn lên 23,38 triệu tấn (tính đến tháng 7/2014). Cũng theo kết quả nghiên cứu từ trang World Aluminium, tính đến tháng 2/2017; Trung Quốc chiếm đến 54,41% tổng sản lượng nhôm thế giới.

Bùng nổ sản xuất dẫn tới tình trạng khủng hoảng thừa; kết hợp với chính sách kích thích xuất khẩu, nhôm Trung Quốc đã gây ra những tác động mang tính “thảm họa” đối với thị trường nhôm thế giới. Một bức tranh tương đồng với những gì mà thép Trung Quốc tạo ra trên thị trường thép thế giới. Hàng loạt các nhà sản xuất Nhôm lớn trên thế giới đã phải đóng cửa. Điều này lại càng khiến cho sức ảnh hưởng của nhôm Trung Quốc tăng mạnh trên thị trường quốc tế.

Nhôm hệ Xingfa Trung Quốc – thương hiệu nhôm phổ biến trong ngành xây dựng.

Thị trường nhôm hệ Việt: thua nhôm hệ Trung Quốc trên chính “sân nhà”

Nền công nghiệp sản xuất nhôm tại Trung Quốc vượt mức kiểm soát; đã khiến sản lượng nhôm dư thừa  ồ ạt đổ sang các thị trường khác với giá thành cực rẻ; trong đó có Việt Nam.

Thị trường nhôm Việt gần như bị lệ thuộc quá nhiều vào nhôm Trung Quốc; dù đó chỉ là sản phẩm “thừa mứa” do chính sách sản xuất không kiểm soát; yếu kém trong khâu quản lý. Không như các sản phẩm nhôm được sản xuất trong nước; vốn phải vượt qua vòng kiểm định gắt gao về nguồn gốc nguyên liệu đầu vào; quy trình sản xuất và kiểm tra xuất xưởng, nhôm hệ Trung Quốc gần như không phải chịu bất cứ rào cản nào; cứ thế “ung dung” tiếp cận thị trường Việt.

Tồn tại nhiều bất cập là thế nhưng một số ít nhà nhập khẩu Việt Nam lại coi đó như là một cơ hội để gia tăng lợi nhuận và tìm đủ mọi cách nhập những lô hàng giá rẻ ấy về. Đồng thời, hiện tượng phá giá, hạ tiêu chuẩn chất lượng thành phẩm để cạnh tranh lẫn nhau đã khiến thị trường nhôm hệ Việt giai đoạn 2014 – 2017 rơi vào hỗn loạn. Những nhà sản xuất nhôm hệ Việt khó khăn khi phải duy trì và tồn tại.

Nhôm hệ Trung Quốc được nhập khẩu ồ ạt khiến người tiêu dùng hoang mang

Năm 2017: Nhôm hệ Việt lại một lần nữa lao đao

Sau quá trình dài tăng trưởng nóng, thúc đẩy sản xuất công nghiệp; kích thích xuất khẩu, nền sản xuất Trung Quốc lâm vào cuộc khủng hoảng thừa trầm trọng. Hơn thế nữa, vấn nạn các nhà máy sản xuất công nghiệp gây tác động tới môi trường; xu hướng cạn kiệt nguồn nhiên liệu kiến cho chính phủ Trung Quốc buộc phải thắt chặt quản lý môi trường. Chính phủ Trung Quốc buộc các nhà máy luyện nhôm không có giấy phép; hoặc không đáp ứng được các tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt phải đóng cửa. Bắc Kinh đẩy mạnh các hoạt động giải quyết ô nhiễm môi trường; thanh lọc các ngành công nghiệp làm ăn thua lỗ.

Theo dự báo, trong năm 2017 Trung Quốc sẽ cắt giảm sản lượng từ 3 đến 4 triệu tấn nhôm; tương đương với 10% tổng công suất của các nhà máy nhôm Trung Quốc; qua đó làm giảm đáng kể nguồn cung nhôm trên thị trường thế giới. Điều này khiến cho giá nhôm thế giới đã tăng khoảng từ 12 đến 14% từ đầu năm 2017 đến nay.

Sau một quá trình ồ ạt nhập khẩu nhôm từ Trung Quốc, việc nhôm Trung Quốc cắt giảm sản lượng; tăng giá đã khiến cho các nhà nhập khẩu VN đang không biết đi về đâu.

Nhôm hệ Việt hoàn toàn có cơ hội khẳng định thương hiệu trên chính “sân nhà”

Cơ hội nào cho nhôm Việt?

Nhưng có một sự thật mà ít ai nhận ra rằng nhôm hệ Việt hoàn toàn có khả năng độc lập; cạnh tranh trực tiếp với nhôm hệ Trung Quốc; cũng như nhôm nhập khẩu đến từ các nước khác trên chính “sân nhà”. Chỉ cần tập trung vào chất lượng, đầu tư bài bản trong sản xuất; xây dựng chính sách phân phối chuyên nghiệp, hiệu quả; nhôm hệ Việt sẽ phát triển bền vững và đủ năng lực để tự đứng vững trong tương lai không xa.

Giới chuyên gia trong nước cũng khẳng định; thị trường ngành xây dựng sẽ tăng trưởng cao trong nửa cuối năm 2017 và đầu năm 2018. Dự đoán này càng cho thấy cơ hội và vị trí quan trọng của nhôm hệ Việt; đối với sự phát triển chung của ngành vật liệu xây dựng phát triển. Các doanh nghiệp sản xuất nhôm hệ Việt hy vọng sẽ tạo ra sự khởi sắc trong thời gian tới.

Nguồn: Austdoor.com

Share:

Xu hướng thiết kế 2017

Bài viết liên quan